Hiện đại thì hại điện, việc kho lạnh sử dụng điện để bảo quản thực phẩm khiến người ta lo lắng mức tiêu thụ điện năng của nó quá lớn. Tuy nhiên bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề trên nếu như biết cách sử dụng đúng đắn, cộng với một số mẹo nhỏ mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, tiền điện mỗi tháng sẽ không còn là nỗi ám ảnh nữa.
Kho lạnh có "ngốn" nhiều điện năng không?
Nhiệm vụ của kho lạnh là sử dụng điện để bảo quản thực phẩm được tươi ngon trong thời gian lâu nhất có thể. Với khả năng có thể xem là phi thường như vậy đương nhiên đổi lại chúng ta sẽ mất đi một nguồn điện năng khá lớn. Cụ thể, theo lời các chuyên gia trong ngành thì kho lạnh (bao gồm cả hoạt động làm mát và cấp đông) sẽ tiêu tốn khoảng 50 - 70% tổng lượng tiêu thụ của nơi lắp đặt nó.
Với con số này có thể thấy cuối tháng chủ nhân của chiếc kho lạnh này phải bỏ ra một số tiền khá lớn cho tiền điện. Nhưng đa số họ đều cảm thấy hài lòng và xứng đáng, so với những gì kho lạnh đem đến cho mình, giá trị họ nhận được lớn gấp nhiều lần so với số tiền điện đó.
Ngoài ra, khả năng tiêu thụ điện năng của kho lạnh còn phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa. Nếu trong kho có quá nhiều hàng hóa cần bảo quản, lẽ dĩ nhiên là lượng điện nó cần dùng sẽ tăng lên theo. Và ngược lại, hàng hóa ít, điện năng tiêu thụ cũng ít theo.
Cách tiết kiệm điện năng cho kho lạnh
Mặc dù kho lạnh tiêu tốn rất nhiều điện năng nhưng không có nghĩa là chúng ta không có cách nào để hạn chế. Áp dụng những cách dưới đây sẽ giúp bạn mỗi tháng tiết kiệm được kha khá tiền điện đấy.
- Nếu hệ thống đã quá cũ, hãy mạnh dạn đầu tư lắp đặt kho lạnh mới, bởi vì máy móc quá cũ kỹ chính là nguyên nhân khiến tiền điện tăng vèo vèo.
- Phải lắp bảo ôn cho các đường ống lạnh, đó là cách tiết kiệm điện hữu hiệu nhưng ít ai để ý.
- Người dùng nên có kiến thức, hiểu biết về kho lạnh. Phải biết rằng đâu là thiết bị hoạt động để bật và đâu là thiết bị không hoạt động để tắt. Nếu bật cả thiết bị không hoạt động thì đừng hỏi tại sao cuối tháng hóa đơn tiền điện lại tăng đến chóng mặt.
- Không lưu trữ và bảo quản hàng hóa khi còn nóng, đảm bảo mức nhiệt độ phù hợp trước khi đưa vào kho lạnh, tránh tình trạng hệ thống hoạt động quá công suất.
- Tuyệt đối đảm bảo không khí trong kho lạnh không được thất thoát ra ngoài, và đương nhiên, nhiệt độ bên ngoài cũng không được xâm nhập vào kho lạnh.
- Hệ thống kho lạnh phải được vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ, tránh hiện tượng bám tuyết, ngập úng, bụi bặm... vừa làm biến chất hàng hóa lại vừa tiêu tốn điện năng.
- Nên sử dụng bồn trữ lạnh trong máy điều hòa không khí, đây là bước tiến mới trong công nghệ hiện đại giúp giảm thiểu lượng tiêu thụ điện năng của hệ thống kho lạnh.
Hi vọng với những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng kho lạnh hợp lý và bỏ túi những bí quyết tiết kiệm điện năng cho mình.